Diễn đàn “Khoa học vì sự tăng trưởng xanh ở Biển Đông”
22.09.2017 15:56
Trong 03 ngày từ 12-14/9, tại Khánh Hòa, Viện Hải dương học phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Khoa học vì sự tăng trưởng xanh ở Biển Đông”. Tham gia diễn đàn có Bà Lê Thị Thu Hồng – Chi cục trưởng Chi cục biền hải đảo – Sở Tài nguyên và Môi trường và hơn 200 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Diễn đàn được tổ
chức vào dịp kỷ niệm 95 thành lập Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam (14/9/1922-14/9/2017) – một trong những Viện đầu
ngành về khoa học và công nghệ biển và đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu cơ
bản cũng như ứng dụng triển khai phục vụ phát triển đất nước bền vững trong
nhiều thập kỷ qua. Trong suốt 95 năm hình thành và phát triển, hợp tác nghiên
cứu khoa học cùng các đối tác trong và ngoài nước, Viện Hải dương học đã tiến
hành hàng loạt nghiên cứu khảo sát, thu được những kiến thức khoa học to lớn về
Biển Đông, góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững kinh tế biển và bảo tồn
đa dạng sinh học và môi trường Biển Đông.
Phát biểu
khai mạc diễn đàn, PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh,
Biển Đông là một trong những vùng biển có đa dạng sinh học cao nhất trên thế
giới, chiếm giữ 1/3 số loài sinh vật biển trên toàn thế giới. Biển Đông có
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và là một vùng biển có ý nghĩa địa chính
trị vô cùng quan trọng. Hiện nay, Biển Đông đang phải đối mặt với những thách
thức lớn, xuyên biên giới về môi trường và tài nguyên biển, có tác động lan tỏa
từ vùng biển ven bờ ra xa bờ và ngược lại. Vì vậy, nó đã và đang thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của không chỉ các nước xung quanh Biển Đông, những quốc gia
phụ thuộc lớn vào nguồn lợi tự nhiên của vùng biển này, mà còn cả của các nước
trong khu vực khác trên thế giới.
Biển Đông
không chỉ có đa dạng sinh học cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà
còn gắn với giao thông thương mại chiến lược của quốc tế. Biển Đông đang đối
mặt với thách thức lớn liên quan đến nhiều quốc gia về ô nhiễm môi trường biển,
khai thác nguồn lợi thủy sản thiếu bền vững. Điều đó, đòi hỏi các nước cùng
quan tâm, nỗ lực quản lý phát triển bền vững biển - đại dương. Tuy nhiên
gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng, việc khai thác
nguồn lợi biển thiếu kiểm soát. Chính vì thế, mục tiêu hội thảo “Khoa học vì sự
tăng trưởng xanh ở biển Đông” đặt ra là tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học biển, tiến tới bảo vệ môi trường biển trong tương lai.  Ông Võ Sĩ Tuấn
– Viện trưởng Viện Hải dương học phát biểu khai mạc diễn đàn
Tại diễn
đàn, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã cùng thảo luận về 3 chủ đề lớn
gồm: khoa học vì sự phát triển bền vững ở Biển Đông; hợp tác quốc tế về nghiên
cứu khoa học trên Biển Đông; đào tạo nguồn nhân lực vì một Việt Nam mạnh về
biển. Tham dự hội thảo, các đại biểu đã mang đến 67 bản tóm tắt, chia sẻ chi
tiết các vấn đề như: đa dạng sinh học và nguồn lợi biển, sinh học biển và nuôi
trồng hải sản, các quá trình hải dương học và công trình biển, quản lý biển và
đại dương, tai biến và rủi ro môi trường... Các đại biểu đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của biển đối với công cuộc phát triển đất nước, làm giàu từ biển; phân
tích thực trạng, những nguy cơ làm suy thoái môi trường biển mà Việt Nam và các
nước trong khu vực đang đối mặt, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý
khoa học biển. Đồng thời, diễn đàn là
dịp để các nhà khoa học nhìn lại các hoạt động nghiên cứu khoa học trên vùng
biển Việt Nam và lân cận và là nơi để các nhà khoa học và quản lý gặp gỡ, trao
đổi thảo luận về các lĩnh vực khoa học biển, các vấn đề về môi trường. Qua đó,
giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan để đề ra những chính sách phát triển
biển, đảo theo hướng bền vững. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học trong và
ngoài nước cùng xây dựng sự hợp tác nghiên cứu trên Biển Đông và cùng các doanh
nghiệp, địa phương triển khai các hoạt động nghiên cứu - phát triển nhằm đưa
khoa học vào thực tiễn khai thác bền vững tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội.
Nguyễn Đình Tường |